Nếu là người hâm mộ bóng đá sinh từ những năm 2000 trở đi, ắt hẳn nhiều người sẽ có thắc mắc bóng đá tổng lực là gì. Điều này cũng dễ hiểu, khi đây là một mô hình chiến thuật bóng đá thịnh hành ở thế kỷ 20, nhưng hiện nay không còn được sử dụng nhiều. Vậy thực chất bóng đá tổng lực có bản chất như thế nào, lịch sử hình thành ra sao, những đội bóng nào đã thành công khi áp dụng lối chơi này? Mời bạn đọc cùng Xoilac ôn lại lịch sử bóng đá.
Tìm hiểu bóng đá tổng lực là gì
Bóng đá tổng lực có tên gọi trong tiếng Anh là Total Football, tiếng Hà Lan là totaalvoetbal. Đây là một mô hình chiến thuật trong bóng đá mà ở đó, tất cả các cầu thủ đều có thể đảm nhận vai trò của nhau. Bóng đá tổng lực còn thường được xem là sự kết hợp địa ngục của pressing giữa sân và pressing tầm cao.

Xem thêm: Top 8 cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội tuyển quốc gia
Khi chơi bóng đá tổng lực, cả đội bóng chỉ có hai con đường: một là tổng phòng thủ với các tiền đạo hỗ trợ bảo vệ khung thành hoặc tổng tấn công với các hậu vệ tràn lên áp đặt tình huống. Đây là một lối chơi đẹp mắt, tạo ra kích thích cho người xem và khiến đối thủ rơi vào thế bị động.
Chiến thuật bóng đá tổng lực gắn liền tên tuổi của đội tuyển Hà Lan vào thập niên 70 của thế kỷ trước. Cũng nhờ lối chơi pressing toàn sân này, Hà Lan đã chuyển mình từ một nước có nền bóng đá tầm trung lên thành “cơn lốc màu da cam” với hàng loạt huyền thoại mà ta đã chứng kiến.
Lịch sử ra đời của bóng đá tổng lực
Người được xem là cha đẻ của bóng đá tổng lực là huấn luyện viên Rinus Michels sau mùa World Cup 1974. Tuy nhiên sự thật là chiến lược gia người Hà Lan này chỉ là người nâng cấp lối bóng đá tổng lực lên một tầm cao mới chứ không phải là người tạo ra lối đá này.

Xem thêm: Bật mí top 5 huấn luyện viên xuất sắc nhất hiện nay
Các chuyên gia bóng đá cho rằng, Total Football có xuất phát điểm từ nhóm nước Áo-Hung từ những năm 1930 đến 1950, nhưng với hình thức sơ khai. Người can đảm hoàn thiện mô hình này là huấn luyện viên tuyển Hà Lan Rinus Michels. Ông phát triển bóng đá tổng lực đậm dấu ấn da cam từ thành tự của huấn luyện Ajax Amsterdam – Jack Reynold.
Bóng đá tổng lực với hình thái cao cấp nhất được trình làng lần đầu tại World Cup 1974, khiến cả thế giới phải há hốc ngạc nhiên. Màn trình diễn của hai tiền vệ Johan Cruyff và Johan Neeskens cùng loạt ngôi sao khác đã đặt nền móng vững như bàn thạch cho phong cách đá bóng đội Hà Lan.
Điểm mạnh và điểm yếu của bóng đá tổng lực

Như đã nói ở đầu bài, Total Football có vai trò quan trọng trong nền bóng đá hiện đại, là nền móng cho các đấu pháp linh hoạt ngày nay. Tuy nhiên, cũng có nguyên nhân mà nó phát triển mạnh rồi dần “thất sủng.”
Điểm mạnh của bóng đá tổng lực là tận dụng và phát huy tối đa tiềm năng của các cầu thủ. Trong Total Football, mấu chốt chính là làm chủ không gian. Mỗi cầu thủ phải tự chủ động mở rộng phạm vi chạy chỗ, xông xáo hỗ trợ đồng đội trong cả tấn công lẫn phòng thủ. Nhờ vậy, thế trận sẽ được áp đặt một cách nhanh chóng, tạo lợi thế chuyên môn lẫn tinh thần cho đội bóng.

Ngược lại, điểm yếu của bóng đá tổng lực là đòi hỏi thể lực đỉnh cao, tốc độ cá nhân cũng như phải liên tục chơi ở trạng thái pressing cao độ suốt 90 phút. Việc chạy chỗ liên tục cũng không thực sự phù hợp với tất cả các cầu thủ. Nếu tư duy chiến thuật của các cá nhân không đồng đều, bóng đá tổng lực sẽ tạo ra khoảng hở chết người trong đội hình.
Trong bóng đá ngày nay, các huấn luyện viên luôn chú trọng phát huy điểm mạnh của các cầu thủ, chấp nhận bổ khuyết điểm yếu của nhau. Do đó, bóng đá tổng lực cũng dần biến đổi, trở thành pressing kiểu mới với cách chạy chỗ được tính toán kỹ càng hơn.
Tuy nhiên, hiểu biết bóng đá tổng lực là gì sẽ giúp cho bạn đọc nhìn ra được sự thú vị của lịch sử bóng đá, biết trân trọng những di sản mà các huyền thoại làng túc cầu đã tạo ra cho người hâm mộ.